HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA UY TÍN TOÀN QUỐC - TIÊU CHUẨN PHÁP hà nội hải phòng nghệ an đà nẵng TP HCM

7 Nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn và trẻ em hay gặp

12 comment

Hôi miệng chữa mãi không khỏi do bạn không rõ nguyên nhân gây bệnh là gì. Taytrangrang.net tống hợp 7 nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn và cả trẻ em hay gặp nhất! 

Cách nguyên nhân gây hôi miệng là gì?

Cách nguyên nhân gây hôi miệng là gì?

I- Nguyên nhân gây hôi miệng số 1: Vệ sinh răng miệng kém

Nếu như có 10 người thì có 9 người bị hôi miệng do vệ sinh răng miệng không tốt. Khi vụn thức ăn không được làm sạch thì chúng sẽ lắng lại ở phần cổ răng và hình thành các mảng bám được gọi chung là cao răng. Quá trình phân hủy thức ăn của vi khuẩn sẽ khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Đây chính là nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn và cả trẻ con đều mắc phải.

Nguyên nhân gây hôi miệng là vệ sinh hàng ngày kém, chưa đúng cách

Nguyên nhân gây hôi miệng là vệ sinh hàng ngày kém, chưa đúng cách

II- Thưởng thức món ăn và đồ uống có mùi

1- Cà Phê

Nếu bạn đang là một fan hâm mộ của cà phê mạnh vào buổi sáng thì bạn nên cẩn trọng. Vì chỉ sau một thời gian nghiền cà phê, bạn sẽ thấy sự bất thường của hơi thở. Cà phê là một dạng của chất kích thích caffein, dẫn tới sự giảm sút của tuyến nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mùi hôi.

Uống cà phê nhiều cũng khiến miệng có mùi hôi

Uống cà phê nhiều cũng khiến miệng có mùi hôi

2- Rượu bia

Uống rượu bia thường xuyên cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn.

3- Hành Tỏi

Đây được coi là 2 gia vị thường gây nên tình trạng “rau mùi” của hơi thở. Sau khi thỏa mãn thực quản thì mùi hành, tỏi vẫn còn đọng lại dù bạn có súc miệng hay đánh răng. Bên cạnh đó còn có mắm tôm cũng là nguyên nhân gây hôi miệng của các tín đồ thịt chó.

Nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn do thói quen ăn hành tỏi

Nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn do thói quen ăn hành tỏi 

4- Đồ ăn nhiều đường

Đồ ngợt vẫn được các chuyên gia khuyến cao không nên sử dụng quá nhiều, vì nó thực sự không tốt cho răng miệng. Đặc biệt là các loại kẹo mềm dẻo, dễ dính răng. Chất ngọt bám chắc trên răng sẽ kích thích sản sinh nhiều vi khuẩn chuyển hóa đường thành axit ăn mòn men. Trong quá trình phân hủy, đường sẽ có mùi chua rất khó chịu.

5- Chế độ ăn giàu Protein hoặc ít Carbs (Carbonhydrate)

Carbonhydrate có vai trò cực kỳ quan trong việc chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Khi cơ thể không tiếp nhận đủ Carbs do chế độ ăn kiêng khắc nghiệt thì hệ tiêu hóa cũng có sự thay đổi, miệng sẽ dễ bị hôi.

Việc giảm cân cũng gây hôi miệng, vậy bổ sung nhiều chất đạm (protein) có sao không? Chế độ ăn giàu protein khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn. Cơ thể có xu hướng giải phòng khi lưu huỳnh do không chuyên hóa được. Mà khí lưu hùng thì thường có mùi hôi, khai khó ngửi.

Chế độ ăn nhiều thịt và ít rau cũng khiến hơi thở có mùi

Chế độ ăn nhiều thịt và ít rau cũng khiến hơi thở có mùi

6- Hút thuốc lá

Nguyên nhân gây hôi miệng mà hầu hết các cánh mày râu hay mắc phải là nghiện thuốc lá. Tất cả các sản phẩm thuốc lá dù dạng hút, ngửi hay nhai đều gây hôi miệng, mùi hôi sẽ bám vào quân áo, đồ đạc và hơi thở.

Ngoài ra, người nghiện thuốc lá còn có nguy cơ mắc các bệnh viêm nướu, sâu răng, răng ố vàng, xỉn màu.

II- Hôi miệng từ cổ họng

Hôi trong cổ họng do bạn mắc phải bệnh sỏi amidam. Cách chất thải từ bã amidam và thức ăn bị mắc vào các viên sỏi chính là các nguyên nhân gây hôi miệng từ cổ họng.

Dù sau khi cắt amidam thì cũng phải một thời gian, bạn mới cải thiện được mùi hôi này.

Hôi miệng từ cổ họng do bị amidam

Hôi miệng từ cổ họng do bị amidam

III- Hội miệng dạ dày

Bệnh về đường tiêu hóa tưởng chừng như không ảnh hưởng tới khoang miệng, nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai. Hôi miệng từ dạ dày do bệnh hở van dạ dày. Khi thức ăn đang được vận hành nhào nặn nhưng van dạ dày lại bị hở, khiến thức ăn “nhai” dở trào lên cổ họng, mùi hôi sẽ xông lên miệng. Do vậy, người mắc bệnh thường có chứng ợ hơi, ợ nóng, miệng hôi.

Hôi miệng hở van dạ dày

Hôi miệng hở van dạ dày

IV- Hôi miệng ký sinh trùng

Nếu bạn đang bị hôi miệng nặng, cơ thể mệt mỏi, uể oải, các cơ khớp đau nhức, đường tiêu hóa có vấn đề thì rất có thể bạn đang bị nhiễm ký sinh trùng giun sán. Ngoài ra, còn rất nhiều loại ký sinh trùng khác cũng như giun sán trong dạ dày, chúng sẽ vừa phá hủy nội tạng, vừa tiết ra các chất độc, tạo ra mùi hôi trong miệng.

V- Khô miệng

Khô miệng là tình trạng tuyến nước bọt suy giảm, không đủ để trung hòa axit, vi khuẩn có hại ở trong miệng gây ra mùi hôi khó ngửi. Mà nguyên nhân khô miệng xuất phát từ thói quen thở bằng miệng, ngủ ngáy, do đang trong giai đoạn trị xạ chữa ung thư,…

Khô miệng cũng có thể do ban đêm, cơ thể tạm dừng hoặc hoạt động sản xuất nước bọt giảm thì khi thức răng bạn thấy miệng hôi là chuyện bình thường.

VI- Tác dụng phụ của thuốc

Nguyên nhân gây hôi miệng có thể xuất phát từ tá dụng phụ của các loại thuốc ngủ, thuốc tâm thần, thuốc dị ứng,.. Ngoài ra, một số loại thuốc, khi bị phá vỡ trong cơ thể, sẽ giải phóng các hóa chất có thể được truyền qua dòng máu của bạn đến hơi thở của bạn.

VII- NGuyên nhân gây hôi miệng khác

Hôi miệng có thể được coi là dấu hiệu của các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm nướu chảy máu chân răng, viêm nha chu, viêm tủy,… Hôi miệng sau khi nhổ răng, bọc răng sứ, trồng răng implant.

Sâu răng gây hôi miệng

Sâu răng gây hôi miệng

Dù bất kì nguyên nhân nào thì hôi miệng cũng cần điều trị dứt điểm để bạn tìm lại sự tự tin trong giao tiếp. Muốn chữa hôi miệng vĩnh viễn thì bạn hãy tới gặp bác sĩ để có chỉ định thích hợp.

– Với nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ răng thì nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng, điều trị hàn trám răng sâu, điều trị nội nha viêm tủy,…

– Còn trường hợp xuất phát từ bệnh cơ thể như bệnh dạ dày, kí sinh trùng thì sẽ có liệu pháp tốt nhất khi có sự thăm khám trực tiếp của bác sĩ.

– Cách tốt nhất cho sức khỏe răng miệng là bạn nên tìm hiểu về cách đánh răng đúng cách, chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý, bổ sung vitamin A, C có trong rau quả.

– Hãy thăm khám nha sĩ định kì  3- 6 tháng/lần.

Nếu bạn vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây hôi miệng của mình là gì thì bạn hãy để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc gọi trực tiếp tới 19006900, để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia!

Nguồn tham khảo: 

https://www.listerine.com

Bạn đang xem 7 Nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn và trẻ em hay gặp trong Tin Tức

1900.6900 Đăng ký tư vấn
X