HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA UY TÍN TOÀN QUỐC - TIÊU CHUẨN PHÁP hà nội hải phòng nghệ an đà nẵng TP HCM

Bệnh viêm nướu răng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị Dứt Điểm

12 comment

Viêm nướu răng là nguyên nhân chính dẫn đến mất răng ở người lớn. Thật đáng lo khi khoảng 70% dân số nước ta đang phải đối mặt với tình trạng này và con số trên có xu hướng ngày càng gia tăng. Vậy viêm nướu răng là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao? Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu một cách chi tiết nhất.

Viêm nướu răng là bệnh lý xảy ra ở vùng mô mềm quanh chân răng (còn được gọi là nướu, lợi). Nướu răng rất dễ bị thức ăn mắc vào và lâu dần dẫn đến viêm nướu răng. Tình trạng này khiến cho người bệnh luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu, giảm độ ngon miệng trong khi ăn uống. Và đặc biệt nếu để kéo dài, bệnh sẽ tiến triển thành viêm nha chu rất nguy hiểm.

Bệnh viêm nướu răng là gì

Viêm nướu răng – tình trạng răng miệng không thể coi thường!

1- Triệu chứng, dấu hiệu viêm nướu răng 

Bạn có thể nhận biết về bệnh và xác định bản thân có đang mắc bệnh không thông qua những biểu hiện sau:

➤ Phần lợi rất nhạy cảm, dễ chảy máu, chảy mủ

➤ Sưng đỏ, mềm hơn bình thường

➤ Nướu nhô lên cao hơn, bao phủ lên khoảng giữa thân răng

➤ Bạn có thể cảm thấy những cơn đau rõ rệt nhất khi nhai đồ ăn

➤ Hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu

➤ Nếu bệnh nặng hơn có thể khiến cho răng lung lay vì phần lợi đã yếu và không đủ sức neo giữ thân răng.

Viêm nướu răng khiến miệng có mùi hôi khó chịu

“Rau mùi” là tình trạng không thể tránh khỏi khi viêm nướu răng

2- Nguyên nhân gây bệnh viêm nướu

Theo các chuyên gia nha khoa, nguyên nhân dẫn đến viêm nướu răng hay viêm lợi có thể chia ra làm 3 nhóm sau:

♦ Mảng bám cao răng

Các mảng bám thức ăn lâu ngày lưu lại trên răng và không được làm sạch thường xuyên sẽ hình thành cao răng. Cao răng rất cứng chắc, không thể làm sạch bằng cách chải răng thông thường và “sức công phá” của nó quả thực rất đáng lo ngại. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho nướu răng bị tổn thương và viêm nhiễm.

♦ Do vi khuẩn

Các vi khuẩn hoạt động trong khoang miệng và gia tăng do việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo hoặc cũng có thể do cơ thể người bệnh đang không tốt. Những vi khuẩn này tấn công vào nướu răng là chủ yếu vì đây là phần mô mềm dễ bị tổn thương.

Viêm nướu răng chủ yếu do sự tấn công của vi khuẩn

Vi khuẩn trong khoang miệng là một trong những tác nhân gây viêm lợi

♦ Nguyên nhân khác

Nhóm nguyên nhân này bao gồm các nguy cơ như:

  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi đang mang thai, dậy thì, tiền mãn kinh…
  • Người bệnh đang dùng một số thuốc điều trị bệnh sẽ gây tác dụng phụ nên vùng nướu.
  • Những người hút thuốc thường xuyên có nguy cơ bị viêm nướu răng cao hơn những người không hút thuốc lá.
  • Thiếu hụt vitamin C cũng là yếu tố dẫn đến viêm nướu răng
  • Một số trường hợp viêm nướu do di truyền
  • Theo thống kê, những người trên 65 tuổi có nguy cơ bị viêm nướu răng cao hơn, vì thế tuổi tác cũng là một lý do của bệnh.

3- Viêm nướu răng có nguy hiểm không?

Viêm nướu răng không chỉ kéo theo sự đau đớn, khó chịu của người bệnh mà sự nguy hiểm của nó còn được cảnh báo ở mức độ cao hơn, thậm chí liên quan đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Những biến chứng của viêm nướu răng có thể kể đến:

+ Mất răng vùng bị viêm hoặc mất răng toàn hàm

+ Không điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu hoặc dẫn đến áp xe ổ răng

+ Mùi hôi xuất hiện trong khoang miệng quá lâu có thể dẫn đến hôi miệng mãn tính.

+ Đối với người bình thường, bệnh viêm nướu răng làm tăng nguy cơ đau tim, đột qụy, viêm phổi…

+ Đối với phụ nữ có thai, viêm nướu răng làm tăng nguy cơ sinh non và làm thai nhi chậm phát triển hơn bình thường cả về trí não và thể chất.

Viêm nướu răng có tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ

Thật khó tin nhưng viêm nướu răng làm tăng khả năng đau tim và đột quỵ

4- Cách phòng ngừa viêm nướu răng tại nhà

♦ Vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Đánh răng đúng cách đều đặn ít nhất 2 lần/ngày.
  • Lựa chọn bàn chải lông mềm, chải đều cả 4 mặt theo hướng 45 độ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay vì xỉa tăm. Vì đầu tăm rất dễ gây tổn thương thương tới lợi, dùng lâu thì răng sẽ càng ngày càng thưa, càng tăng diện tích cho thức ăn giắt vào.
  • Massage nướu thường xuyên để tăng sự lưu thông máu tới các khu vực bị viêm nhiễm.
  • Hãy kết hợp sử dụng nước muối sinh lý, nước muối loãng tự pha sau khi chải răng.
  • Hạn chế mảng bám bằng cách nhai kẹo cao su không đường mỗi ngày.

Chải răng đúng cách mỗi ngày để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng

Chải răng đúng cách mỗi ngày để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng

♦ Thực đơn ăn uống hợp lý

  • Kiêng thực phẩm chữa nhiều đường, tinh bột, acid như bánh kẹo, nước ngọt,…
  • Tránh xa các chất kích thích gây hại cho răng như rượu bia, thuốc lá.
  • Hạn chế ăn đồ nóng lạnh gây kích thích nướu như tương ớt, hạt tiêu, đá lạnh.
  • Bổ sung quá nhiều thức ăn có protein cũng không thực sự tốt với răng miệng.
  • Hãy cân bằng chế độ ăn uống bằng rau củ quả giàu chất xơ, trái cây nhiều vitamin C, thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa (sữa chua),…

5- Mẹo dân gian chữa các bệnh về nướu

Khi chưa có sự phát triển của y khoa, ông bà ta cũng có những mẹo dân gian chữa bệnh về nướu hiệu quả tại nhà. Bạn hãy cùng tham khảo một số biện pháp chữa viêm nướu như sau:

♦ Mật ong

Với đặc tính kháng khuẩn, khử trùng tốt thì mật ong luôn được sử dụng trong điều trị các bệnh về nướu lợi. Sau khi hoàn thành các bước vệ sinh răng miệng hàng ngày xong, bạn hãy thoa một ít mật ong lên vùng nướu bị viêm sưng đỏ. Chỉ sau vài phút, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và không còn đau rát nữa.

Chữa viêm nướu răng tại nhà bằng mật ong hiệu quả

Chữa viêm nướu răng tại nhà bằng mật ong hiệu quả

♦ Lô hội

Lô hội hay còn được gọi là nha đam, cũng có công dụng làm dịu mát chỗ sưng như mật ong. Bạn chỉ cần sử dụng phần gel của lô hội xoa nhẹ lên cùng nướu mỗi ngày. Hoặc ép lấy nước uống cũng có công dụng chữa sưng nướu hiệu quả.

♦ Tỏi

Nhắc tới cách chữa viêm nướu răng dân gian tại nhà thì người ta không thể bỏ qua tỏi. Không chỉ có tính kháng khuẩn, kháng viêm mà tỏi có thể giảm đau răng hiệu quả. Chỉ cần giã nát vài tép tỏi với một vài hạt muối, sau đó đặp lên vùng nướu bị sưng đau thì chỉ vài phút mỗi ngày bạn sẽ thấy hiệu quả.

♦ Chanh

Không chỉ có tác dụng làm trắng răng tại nhà mà chanh có chứa nhiều vitamin C cũng làm nướu săn chắc và chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Ngoài làm nước ép để uống thì bạn cũng có thể chữa viêm nướu từ chanh bằng cách hòa nước cốt với một vài hạt muối rồi thoa lên răng, để trong vài phút trước khi sức miệng lại với nước.

♦ Túi trà lọc

Lá trà sau khi phơi khô vẫn giữ được lượng axit tannic cần thiết. Vì thế sau khi sử dụng để uống, bạn hãy giữ lại túi trà lọc, để nguội nhưng vẫn còn độ ấm, rồi đặt lệ vị trí nướu sưng đỏ. Chỉ trong vài phút, tinh chất trà xanh sẽ xoa dịu cơn đau rát cho bạn hiệu quả, giảm thiểu sự hoạt động và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển tiếp.

Giảm sưng viêm vùng nướu bằng túi trà lọc hiệu quả tại nhà

Giảm sưng viêm vùng nướu bằng túi trà lọc hiệu quả tại nhà

6- Cách điều trị viêm nướu tại nha khoa

Bên cạnh việc sử dụng mẹo dân gian thì bạn cũng nên tới gặp trực tiếp bác sĩ để có liệu pháp điều trị dứt điểm. Viêm nướu răng có nhiều mức độ khác nhau và việc điều trị sẽ cần đến sự thăm khám cụ thể của bác sĩ nha khoa. Tuy nhiên, về cơ bản việc điều trị sẽ bao gồm 3 phân đoạn chính:

  • Làm sạch răng
  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh
  • Phẫu thuật

Điểm mấu chốt của viêm nướu chính là cao răng, chính vì thế, để điều trị tình trạng này, bác sĩ sẽ thực hiện lấy sạch mảng bám cao răng trong khoang miệng. Cao răng biến mất đồng nghĩa với việc vi khuẩn cũng không còn nơi cư ngụ và bệnh sẽ dần thuyên giảm. Bạn cần thực hiện việc lấy cao răng định kì để bệnh không có điều kiện quay trở lại.

Lấy cao răng là biện pháp bắt buộc khi điều trị viêm nướu

Lấy cao răng là biện pháp bắt buộc khi điều trị viêm nướu

Sau khi lấy sạch cao răng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kết hợp để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Một số thuốc hỗ trợ như Doxycycline, minocycline, chlorhexidine… sẽ đưa lại hiệu quả nếu bạn sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên quá lạm dụng thuốc.

Trong một số trường hợp, khi viêm nướu răng quá nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm khi dùng thuốc, bạn sẽ phải phẫu thuật loại bỏ viêm. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc trong việc phẫu thuật lật vạt, ghép xương (trong trường hợp xương xung quanh chân răng đã bị tổn thương hoặc phá hủy) hay ghép mô.

Sau khi điều trị triệt để bệnh, bạn cần chú ý đến chế độ chăm sóc răng miệng vì bệnh có thể quay trở lại bất cứ lúc nào nếu việc vệ sinh không được đảm bảo.

Nếu bạn cần tư vấn cụ thể về tình trạng viêm nướu răng của mình, bạn có thể điền vào FORM ĐĂNG KÍ bên dưới hoặc gọi điện trực tiếp đến hotline 19006900 để được kết nối với bác sĩ nha khoa.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/gingivitis
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gingivitis/symptoms-causes/syc-20354453

Nguồn: https://taytrangrang.net

Bạn đang xem Bệnh viêm nướu răng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị Dứt Điểm trong Tin Tức

1900.6900 Đăng ký tư vấn
X