Áp xe răng được khẳng định là một bệnh lý răng miệng hết sức nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng. Tuy nhiên, rất ít người hiểu về bệnh để có cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin đầy đủ về tình trạng này.
Mục Lục Bài Viết
1/ Áp xe răng là gì?
Áp xe răng được hiểu đơn giản là tình trạng xuất hiện túi mủ trong khoang miệng do nhiễm trùng vi khuẩn. Áp xe chân răng thường phát triển rất nhanh và nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến những biến chứng hết sức nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.
Áp xe răng có thể đe dọa đến tính mạng của bạn!
Áp xe không xuất hiện cố định ở vị trí nào, chúng có thể xuất hiện ở quanh vùng chóp răng, ở bên cạnh chân răng, trên nướu răng hoặc cũng có thể lan đến các mô và vùng xương hàm…
Những triệu chứng áp xe răng ban đầu của bệnh khá giống với những bệnh răng miệng thông thường khác. Bạn sẽ thấy đau nhói ở vùng bị áp xe, cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột vào những thời điểm bạn không ngờ tới, nhất là khi nằm và sẽ trở nên rõ rệt hơn theo thời gian.
Bên cạnh đó, khi bị áp xe răng bạn sẽ cảm thấy những biểu hiện sau:
- Nướu bị sưng cộm lên hoặc đỏ một cách bất thường
- Ổ mủ hình thành và bắt đầu tích mủ trong khoang miệng
- Răng nhạy cảm hơn bình thường, đặc biệt khi nhai đồ ăn hoặc khi chải răng
- Miệng có mùi hôi khó chịu
- Răng đổi màu khác hoặc chân răng bị lỏng lẻo hơn bình thường
- Khi áp xe nặng, bạn có thể bị sốt nhẹ
2/ Nguyên nhân bị áp xe chân răng
Áp xe răng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến những nguyên nhân chính như sau:
♦ Vệ sinh răng miệng kém
Sau khi ăn uống, các mảng bám thức ăn sẽ lưu lại trên răng. Nếu không được làm sạch ngay tại lúc đó, những mảng bám này sẽ tạo thành môi trường cực thuận lợi để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển. Vi khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh áp xe răng.
♦ Biến chứng bệnh sâu răng
Sâu răng là nguồn gốc hình thành ổ áp xe chân răng
Theo thống kê, có đến 30% số người bị áp xe răng sau khi không điều tị sâu răng triệt để. Bởi vì khi bị sâu răng, lượng vi khuẩn trong khoang miệng bạn sẽ tâng lên nhiều lần và tăng cường tiết độc tố. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng nướu răng, thậm chí ảnh hưởng đến tủy răng, thúc đẩy quá trình tích tụ mủ và hình thành ổ áp xe.
♦ Biến chứng bệnh nha chu
Áp xe chân răng còn do các biến chứng của bệnh viêm nha chu hoặc các chấn thương liên quan đến nha chu.
Về mặt chuyên môn, bác sĩ nha khoa sẽ dựa vào vị trí bị áp xe răng để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này, từ đó có hướng giải quyết tốt nhất, cụ thể:
+ Nếu bệnh nhân bị áp xe vùng quanh chóp răng, nguyên nhân sẽ xuất phát từ 1 khoang sâu răng đã lan vào trong tủy.
+ Nếu vị trí áp xe nha chu, thì nguyên nhân sẽ nghiêng về phần nướu răng (có thể là viêm nhiễm, hoặc cũng có thể là do chấn thương).
+ Nếu là áp xe nướu, nguyên nhân có thể do tác động từ bên ngoài. Có thể do bạn chải răng quá mạnh ở phần nướu, hay do mảng bám cứng chắc tạo thành.
Các vấn đề về nha chu là những nguyên nhân gây áp xe răng
3/ Áp xe chân răng có nguy hiểm không?
Chúng tôi có thể khẳng định rằng, áp xe răng mang đến nhiều biến chứng đáng sợ hơn nhiều so với mức bạn tưởng tượng. Nếu tình trạng này không điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ lan sang các bộ phần khác ở trên đầu, hoặc trên cổ và đáng gờm nhất là lên não. Tính mạng của bạn sẽ trực tiếp bị đe dọa.
Nếu có ổ áp xe răng, đi kèm với đó là các triệu chứng như mặt sưng to, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, loạn thị giác, nôn mửa, da đổi màu, cổ xuất hiện hạch, cơn đau ngày càng dữ dội thì lúc này, khả năng rất cao là bạn đã bị biến chứng do áp xe chân răng và có thể sẽ rất khó để cứu chữa được.
Khi áp xe lan lên não, tính mạng của bạn chắc chắn đang bị đe dọa!
Thực tế đã ghi nhận một ca từ vong do biến chứng áp xe chân răng. Năm 2007, cậu bé Deamonte Driver, người Mỹ, đã bị chết sau khi bị biến chứng áp xe răng lây sang não. Và đây chỉ là một trong những trường hợp rất nhỏ trong rất nhiều các trường hợp đáng tiếc khác đã xảy ra.
Theo số liệu thống kê của Tạp chí Nội nha ở Mỹ thì số người nhập viện do nhiễm trùng áp xe chân răng tăng lên hơn 400% chỉ trong khoảng 1 năm. Đáng sợ hơn, có khoảng 20% trong số đó từ vong ngay sau khi nhập viện.
4/ Các cách điều trị áp xe chân răng
- Theo dõi tại nhà
Việc điều trị áp xe chân răng nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Khi chưa thể đến nha khoa hoặc mới chỉ chớm nghi ngờ về bệnh và chưa muốn đến nha khoa sớm, bạn có thể dùng thuốc điều trị tại nhà. Vậy áp xe răng uống thuốc gì?
Việc dùng thuốc điều trị áp xe chân răng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ
Thuốc điều trị áp xe răng bao gồm các loại như acetaminophen (Tylenol), naproxen (Aleve), ibuprofen (Advil hoặc Motrin). Hầu hết các loại thuốc này đều có tác dụng giảm đau và làm chậm quá trình phát triển của bệnh mà không thể điều trị bệnh tận gốc. Nếu dùng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Điều trị tại nha khoa
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp.
♦ Dẫn lưu mủ (hay điều trị lỗ rò chân răng)
Bác sĩ nha khoa thực hiện gây tê vùng áp xe chân răng, sau đó rạch 1 đường nhỏ để đưa hết mủ ra ngoài. Một số trường hợp, mủ có thể được đưa ra thông qua một lỗ nhỏ trên nướu, hay còn gọi là lỗ rò răng.
♦ Rút tủy răng
Nếu tủy răng bị viêm, và đây là nguyên nhân dẫn đến áp xe răng thì nha sĩ sẽ thực hiện điều trị tủy hoặc rút tủy cho bạn. Việc này được thực hiện bằng cách khoan răng, rút bỏ tủy đã bị viêm, khử trùng ống tủy và lấp đầy phần trống bên trong ống tủy.
Điều trị áp xe răng bằng cách khoan răng, rút bỏ tủy đã bị viêm và khử trùng ống tủy
Sau khi điều trị ống tủy, bác sĩ sẽ bịt răng lại bằng vật liệu trám hoặc bọc mão sứ bên ngoài. Kết hợp với đó, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc để đẩy nhanh quá trình tiêu mủ trong ổ áp xe.
♦ Nhổ bỏ răng
Đây là lựa chọn cuối cùng của bác sĩ trong trường hợp không thể bảo tồn răng do áp xe răng quá nặng. Sau khi chiếc răng được nhổ bỏ, tình trạng áp xe cũng sẽ được điều trị bằng cách làm sạch ổ viêm. Khi tình trạng áp xe đã khỏi triệt để, bạn nên sớm đến nha khoa để được tư vấn về việc trồng lại răng đã mất nhằm phục hồi chức năng ăn nhai trên khuôn hàm.
5/ Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu tiền?
Tại Nha khoa Paris, chi phí điều trị áp xe sẽ dao động từ 1.000.000 – 2.000.000 vnđ, cụ thể:
♦ Phẫu thuật nạo áp xe lợi độ 1: 1.000.000 vnđ/răng
♦ Phẫu thuật nạo áp xe lợi độ 2: 2.000.000 vnđ/răng
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần phát sinh thêm những dịch vụ như điều trị tủy, trám, bọc răng sứ, nhổ răng thì chi phí cũng sẽ có sự thay đổi và việc này sẽ được bác sĩ nha khoa tư vấn một cách cụ thể cho bạn trước khi thực hiện toàn bộ ca điều trị.
Đi kèm với bệnh lý áp xe chân răng là các vấn đề về màu răng. Bề ngoài của răng sẽ bị ố vàng mất thẩm mỹ. Vì vậy, sau khi điều trị áp xe răng thì sau một thời gian bạn có thể áp dụng các phương pháp tẩy trắng răng để tân trang lại vẻ ngoài cho răng, tạo ra nụ cười khỏe mạnh và trắng sáng.
Nếu bạn đang nghi ngờ có những dấu hiệu của áp xe răng hoặc muốn được tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh của mình, đừng ngần ngại kết nối với chúng tôi bằng cách để lại thông tin ở form đăng ký bên dưới hoặc liên hệ 19006900, các bác sĩ nha khoa sẽ liên hệ lại và tư vấn cụ thể nhất cho bạn!